Lịch sử Nghĩa_vụ_quân_sự

Trung Quốc cổ đại có lẽ là một trong những nước có chế độ nghĩa vụ quân sự sớm nhất. Việc tuyển quân tiến hành hàng loạt trong dân cư, những binh sĩ ra trận nếu lập được công lớn sẽ được thưởng nhiều bổng lộc, đất đai từ triều đình.

Phần lớn trang bị của quân đội Trung Quốc thời cổ đại (nhà Thương, nhà Chu) thường nghèo nàn (do kỹ thuật luyện kim thời đó chưa có quy mô lớn), binh sỹ thường chỉ có cung tên, khiên gỗ và giáo gỗ mũi bịt bằng đồng, áo giáp làm bằng da thuộc, chỉ huy cao cấp mới có áo giáp là các tấm lá đồng và được dùng ngựa chiến. Tuy nhiên, nhờ tuyển quân hàng loạt trong dân cư nên quy mô quân đội đã khá lớn. Theo sử sách ghi lại, trong trận Mục Dã (khoảng 1.046 trước công nguyên), Chu Vũ Vương đã huy động được 45.000 quân chính quy để đánh diệt nhà Thương. Trụ Vương của nhà Thương thì đã huy động tới 700.000 quân để chống lại (tuy nhiên phần lớn quân Thương là nô lệ, chỉ có một phần là quân chính quy)

Một mũ trụ bằng đồng của binh sĩ nước Yên thời Chiến quốc

Đến thời Xuân Thu (770-403 TCN), do chiến tranh liên miên và dân số tăng lên nên quân đội phát triển nhanh cả về quân số và trang bị. Việc mở rộng chế tác đồ sắt ở Trung Quốc thời kỳ này đã làm thay đổi chất lượng trang bị, khí giới bằng sắt bén hơn, sản xuất được nhiều hơn, mau hơn. Đến thời Chiến quốc (403-221 TCN), hầu hết các nước đã thực hiện nghĩa vụ quân sự, nam giới cả nước đều phải đăng lính, vũ khí trang bị cũng rất đa dạng. Bảy nước lớn là Tần, Sở, Triệu, Tề, Hàn, Ngụy, Yên, nước nào cũng có mấy trăm ngàn quân, quy mô quân đội còn vượt cả Đế quốc La Mã, Đế quốc Ba Tư cùng thời. Quy mô các chiến dịch cũng rất lớn, quân số các bên huy động vượt xa bất cứ nước nào ở vùng Trung đông và châu Âu thời trung cổ. Ví dụ như trận Y Khuyết (193 TCN), 120.000 quân Tần đánh với 240.000 quân Ngụy. Trận Hoa Dương (273TCN), liên quân Triệu-Ngụy huy động 150.000 quân đánh với trên 100.000 quân Tần. Trận Trường Bình còn lớn hơn nữa, nước Triệu huy động 450.000 quân còn nước Tần huy động khoảng mấy trăm nghìn quân. Quân Triệu đại bại, gần như toàn bộ quân số 450.000 đều bị giết, số nam giới nước Triệu sụt hẳn đi sau trận này.

Tại Nước Tần vào thế kỷ thứ IV TCN, tất cả đàn ông từ 15 hay 20 tuổi tới 60 tuổi đều phải nhập ngũ, như vậy là chỉ còn cụ già, đàn bà và con nít là không phải ra trận. Chính sách ngụ binh ư nông được phổ biến: nam giới thời bình thì ở nhà làm ruộng, tranh thủ tập võ nghệ, thời chiến thì nhập ngũ. Nước Tần đến năm 230 TCN đã có thể huy động gần 1 triệu quân để thôn tính 6 nước khác, thống nhất Trung Quốc.

Sau thời chiến quốc, những khi xảy ra chiến loạn thì các triều đình tại Trung Quốc đều thi hành nghĩa vụ quân sự. Tại Trận Phì Thủy (năm 383), nước Tiền Tần huy động 900.000 quân đánh 8 vạn quân của nước Đông Tấn, đây có lẽ là trận chiến giữ kỷ lục về quân số huy động lớn nhất trên thế giới trong suốt hơn 1.500 năm cho đến tận khi thế chiến thứ nhất xảy ra (năm 1914).

Tại châu Âu thì nghĩa vụ quân sự xuất hiện khá muộn. Các nước châu Âu thời trung cổ chủ yếu giao chiến bằng tầng lớp hiệp sĩ và lính đánh thuê, dân số châu Âu thời đó cũng khá ít, nên quy mô quân đội khá nhỏ, trận đánh lớn cũng chỉ có vài chục nghìn quân mỗi bên. Nước Pháp thời kỳ Cách mạng tư sản 1789 và Napoleon I (cuối thế kỷ 18) là nước châu Âu đầu tiên áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự, cho phép quy mô quân đội gia tăng lên tới mấy trăm nghìn quân.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nghĩa_vụ_quân_sự http://sarbazyy.blogfa.com/ http://chartsbin.com/view/tpe http://www.nationmaster.com/graph/mil_con-military... http://afs.sagepub.com/cgi/content/abstract/22/1/8... http://afs.sagepub.com/cgi/content/abstract/25/1/5... http://afs.sagepub.com/cgi/content/abstract/32/2/3... http://afs.sagepub.com/cgi/content/abstract/32/3/3... http://afs.sagepub.com/cgi/reprint/7/1/133 http://web.archive.org/web/20091027100908/http://g... http://www.wri-irg.org/node/12243